Tại các khu chung cư cao tầng hay các cao ốc khác, tầng hầm được tận dụng để làm bãi đỗ xe, nơi thu gom rác phế liệu,… Do đó khu vực dưới tầng hầm sẽ tạo điều kiện sinh ra một lượng lớn khí độc hại như NO, CO2, SO2. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp làm ô nhiễm bầu không khí dân sinh . Lắp đặt hệ thống ống thông gió tầng hầm sẽ điều tiết luồng không khí sạch sẽ hơn.
1. Tác dụng khi lắp đặt hệ thống ống thông gió tầng hầm
– Hệ thống ống thông gió tầng hầm tại các tòa nhà giúp loại bỏ đi các khí bẩn và các khí độc hại như CO2, SO2. Đồng thời đưa khí tươi từ bên ngoài vào để làm cho không khí sạch hơn.
– Khi các khí độc hại đã được loại bỏ, thay vào đó là một bầu không khí trong lành trong môi trường sống và làm việc. Nó ngăn ngừa khả năng mắc các bệnh dịch truyền nhiễm và tăng cường sức khỏe cho mọi người trong không gian rộng lớn.
– Đặc biệt, nó tăng cường tính an toàn, giúp phòng chống hỏa hoạn. Hơn nữa hệ thống ống thông gió giúp kiểm soát nếu có cháy xảy ra. Nó giúp hút khói và mùi một cách nhanh chóng, để con người di tản ra nơi an toàn nhanh hơn.
– Lắp hệ thống ống thông gió tầng hầm còn tiết kiệm được chi phí. Đây là biện pháp giúp giảm tiếng ồn, tiện dụng. Nó thực sự phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng cũng như điều kiện khí hậu của Việt Nam.
2. Chọn hệ thống quạt thông gió cho tầng hầm
– Chọn ví trí bố trí quạt hợp lý
– Tính được lưu lượng và cột áp mỗi quạt
– Nắm được kích thước phòng quạt và chiều cao thông thoáng tầng hầm cho phép
– Xác định quạt sẽ được treo hay đặt sàn
– Nắm được độ ồn tối đa khu vực tầng hầm cho phép
– Có yêu cầu chống cháy cho quạt không
– Ngân quỹ dành cho hạng mục tầng hầm
– Đặc điểm nguồn điện cấp phục vụ hoạt động của hệ thống ống thông gió
– Xác định rõ các thiết bị hoặc hệ thống sẽ được kết nối với quạt như biến tần, hệ thống BMS, hệ thống dò CO,…